Sau tiêm vaccine Covid-19 không nên vận động mạnh ngay, bác sĩ Phạm Quang Thái - Phó trưởng Bộ môn Thống kê Tin học Y học trả lời phỏng vấn bạn đọc Vnexpress.net
09/08/2021
9h02 Tôi muốn đăng ký tiêm vaccine Covid-19 thì liên hệ thế nào? Trường hợp tôi chưa thuộc diện ưu tiên tiêm miễn phí nhưng có nhu cầu tiêm sớm, thì có thể tiêm dịch vụ và tự trả tiền không? (độc giả 45 tuổi ở phường 10, quận Gò Vấp, TP HCM)
Khi đăng ký thì chúng ta cần đăng ký trên cổng thông tin tiêm chủng quốc gia, địa chỉ tiemchungocovid19.gov.vn. Có thể đăng ký theo hình thức cá nhân hoặc tập thể. Các phường xã hiện tại gửi thông tin để ghi nhận người dân đăng ký. Theo như hiện nay thì ta chưa áp dụng dịch vụ, trước mắt vaccine hoàn toàn miễn phí, theo lịch sắp xếp từng phường xã, ta tiêm.
Ta không chọn loại vaccine để tiêm chủng. Các vaccine về Việt Nam đều có hiệu quả bảo vệ cao, không vì vaccine này hay vaccine kia mà lựa chọn mà dẫn tới khó khăn cho phân bổ vaccine.
9h03 Bố tôi trên 65 tuổi, nếu muốn đăng ký tiêm vaccine thì đăng ký ở đâu và có được lựa chọn loại vaccine để tiêm không? (Trịnh Hoàng Phương Vu, 46 tuổi, Phường 12, Quận 11, TPHCM)
Chúng ta có thể trực tiếp bằng thao tác trên cổng thông tin điện tử tiêm vaccine hoặc tải hồ sơ sức khỏe để đăng ký để đăng ký hoặc đăng ký hộ. Và chúng ta không được lựa chọn vì mỗi buổi tiêm chỉ có một loại vaccine để tránh nhầm lẫn.
9h06 Vợ tôi đang có thai, vậy tiêm vaccine Covid-19 được không ? Nếu có, mang thai đến tháng thứ bao nhiêu tiêm thì tốt nhất? (Nguyễn Văn Chờ, 31 tuổi, Châu Thành, An Giang)
Phụ nữ có thai là một trong những đối tượng nguy cơ cao, nếu nhiễm Covid-19 thì bệnh cảnh có thể nặng và ảnh hưởng đến thai nhi.Vì thế Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp phụ nữ mang thai vào diện nguy cơ cao và được ưu tiên tiêm vaccine. Tuy nhiên việc ưu tiên này chỉ thực hiện ở vùng nguy cơ cao. Ở vùng ít nguy cơ, các vaccine này chưa có nhiều dữ kiện lâm sàng liên quan đến phụ nữ mang thai và cho con bú nên hiện vẫn triển khai ở mức thận trọng. Chưa có nghiên cứu cụ thể nào về việc tiêm ở giai đoạn nào của thai kỳ là tốt nhất. Những người ở vùng dịch, hay tiếp xúc với người mắc Covid-19
9h06 Người nước ngoài đang thường trú tại Việt Nam có được tiêm vaccine không? (Tư Nguyễn, 30 tuổi, Quận 7, TP HCM)
Người nước ngoài ở Việt Nam cũng được xem như là công dân ở Việt Nam, được Chính phủ lưu tâm và để ý. Song trên phần mềm đăng ký chưa có tiếng nước ngoài nên khi đăng ký phải đăng ký tiếng Việt và nếu nhập hộ chiếu có thể bị lỗi. Về nguyên tắc, chúng ta không hạn chế tiêm và người nước ngoài nên đăng ký theo tổ chức để thuận tiện hơn. Ngoài ra, người nước ngoài ở Việt Nam có thể thông qua kênh Đại sứ quán để tiếp cận vaccine.
9h08 Tôi đang cho con bú, có nên tiêm vaccine hay không? Nếu tiêm có ảnh hưởng gì tới con không? Vậy trong các vaccine Covid-19 đang có, loại nào phù hợp người cho con bú, khi tiêm thì mẹ có nên ngưng cho con bú hay không? (Lê Thị Thu Hồng, 31 tuổi, Quận 11, TP HCM)
Hiện tại người ta thấy rằng các vaccine dưới dạng mRNA, có Moderna và Pfizer, khi dùng tiêm cho phụ nữ mang thai, có thể có miễn dịch và đào thải miễn dịch qua sữa. Tuy nhiên, miễn dịch của mẹ có tác dụng hay ảnh hưởng cho trẻ em hay không, thì chưa đánh giá cụ thể, vì đánh giá rất khó, triệu chứng ở trẻ mơ hồ. Cho nên người ta nói rằng nên sử dụng vaccine cho bà mẹ cho con bú. Tuy nhiên thời điểm bảo vệ và tác dụng vaccine với em bé, thì chưa có dữ liệu gì. Vì vậy chưa có hướng dẫn gì. Chúng tôi khuyến cáo rằng, không triển khai tiêm cho phụ nữ có thai và cho con bú, vì đây là đối tượng thận trọng. Nhưng trong bối cảnh vùng dịch thì khuyến cáo tiêm, vì 2 đối tượng này thuộc diện nguy cơ cao. Các vaccine mRNA đã có dữ kiện lâm sàng một phần thì cho thấy tiêm được. Còn vaccine J&J chưa được đánh giá cụ thể cho phụ nữ con bú, song công nghệ không quá mới, đã áp dụng cho vaccine Ebobla. Song dữ kiện lâm sàng chưa đủ để ta khuyến cáo.
9h12 Trẻ em từ độ tuổi nào thì có thể tiêm phòng được vaccine Covid-19? (Nếu có), vaccine nào có thể tiêm cho trẻ con, bao giờ trẻ con VN được tiêm chủng. Những khuyến cáo khi tiêm cho trẻ em như thế nào? (Trần Phương Linh, 31 tuổi, Cẩm Khê, Phú Thọ)
Hiện tại chỉ có vaccine Pfizer đã có thử nghiệm lâm sàng ở người từ 12 đến 18 tuổi. Hãng cũng đã thử nghiệm cho nhóm dưới 12 tuổi. Tại Mỹ, vaccine này được yêu cầu bổ sung đối tượng cho thử nghiệm lâm sàng trước khi FDA Mỹ thông qua cho nhóm trẻ nhỏ hơn. Tuy nhiên vaccine đủ độ an toàn để tiêm cho trẻ em. Tại Việt Nam hiện chưa tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em vì số lượng vaccine của ta còn hạn chế, cần nhắm đến đối tượng nguy cơ cao hơn. Bên cạnh đó, trẻ em nếu mắc Covid-19 thường có triệu chứng, biến chứng nhẹ hơn rất nhiều so với người lớn mắc bệnh. Tỷ lệ bệnh nhi mắc Covid-19 trở nặng và tử vong ở nước ta chưa có. Vaccine đầu tiên cần nhắm đến đối tượng cần bảo vệ. Chính phủ Việt Nam đã đàm phán để có 20 triệu liều vaccine Covid-19 cho trẻ em. Khi ấy chúng ta sẽ tiêm cho trẻ em, để bảo vệ cộng đồng.
9h12 Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Quang Thái. Ảnh: Giang Huy
9h15 Bác sĩ có thể nói rõ đối tượng nào trì hoãn tiêm chủng, đối tượng nào không được tiêm chủng và đối tượng nào phải cẩn trọng khi tiêm chủng?
Những người thế nào được coi là bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch? Có chỉ số cụ thể không?
Người có bệnh nền nặng là bệnh gì? Thế nào là nặng?
Về vấn đề dị ứng, nhiều người không biết mình có bị dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào hay không, và họ muốn đi kiểm tra dị ứng trước khi tiêm vaccine. Vậy, cơ sở tiêm chủng vaccine có hỗ trợ test dị ứng không, hay phải đi đến đâu để kiểm tra?
(Nguyễn Anh Toàn, 56 tuổi, Hà Nam)
Thực ra nếu trình bày đầy đủ thì Bộ Y tế đã có quyết định 2995 phân loại đối tượng tiêm chủng. Không được tiêm chủng thì có một tiêu chí quan trọng nhất, chính là người có phản vệ độ 2 trở lên, với bất cứ tác nhân nào. Còn đối tượng thuộc nhóm trì hoãn, trong đợt này không thể tiêm được, thuộc về các bệnh cấp tính như đang sốt cao, nhiễm trùng, sử dụng corticoid liều cao, xạ trị... những người đó phải trì hoãn, cho đến khi các dấu hiệu cấp tính qua đi thì tiêm được.
Những người dị ứng nhẹ thôi, không đến mức độ phản vệ, những trường hợp có bệnh lý nền, có thai, cho con bú, thì có thể xếp vào nhóm trì hoãn, cẩn trọng. Những trường hợp này cần đưa đến bệnh viện để tiêm và theo dõi sát sao, thận trọng.
Phản vệ độ 2 bao gồm cả các dấu hiệu dị ứng ngoài da như nổi mề đay dày toàn người và kèm theo phù mặt, khó nói, khò khè (do phù thanh quản), khó thở, khó thở cao hơn, có biểu hiện bất thường khác là đau bụng. Người có tất cả những dấu hiệu này thì xếp vào phản vệ độ 2. Và cứ phản vệ độ 2, từ hai nhóm triệu chứng trở lên, ngoài các triệu chứng ở da thì thêm các triệu chứng khác nữa sẽ chống chỉ định tiêm chủng vaccine Covid-19.
9h18 Về vấn đề dị ứng, nhiều người không biết mình có bị dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào hay không, và họ muốn đi kiểm tra dị ứng trước khi tiêm vaccine. Vậy, cơ sở tiêm chủng vaccine có hỗ trợ test dị ứng không, hay phải đi đến đâu để kiểm tra?
Trong tiêm chủng vaccine nói chung và vaccine Covid-19 nói riêng, Bộ Y tế Việt Nam, WHO, Hiệp hội tiêm chủng Mỹ và nhiều cơ quan y tế trên thế giới không khuyến cáo test dị nguyên với tiêm vaccine và kể cả vaccine Covid-19.
Khi tiêm chủng, chúng ta thường khai thác tiền sử như người tiêm sẽ kể ra tình huống người ta từng gặp phải. Từ đó, bác sĩ sẽ đánh giá có nên tiêm hay không. Vì muốn test dị nguyên chuẩn phải dựa vào thành phần của vaccine và cần nhiều thời gian. Chưa kể, test dị nguyên cũng không khẳng định người tiêm sẽ có phản ứng với vaccine đó hay không. Và nếu có phản ứng khi test thì cũng không chứng minh được khi tiêm thực sự sẽ chắc chắn xảy ra phản ứng.
Đặc biệt test dị nguyên sẽ tiêm trong da (không đúng với chỉ định tiêm vào bắp của nhà sản xuất). Do đó, khi test dị nguyên tiêm dưới da là làm sai khác, không được nhà sản xuất cho phép thì khi xảy ra phản ứng, phản vệ thì đó là lỗi của đơn tổ chức tiêm chủng.
Tóm lại, không dùng test dị nguyên để test dị ứng vaccine.
9h24 Vaccine triển khai tiêm tại những cơ sở nào? Làm sao để đảm bảo tình trạng không tụ tập đông người trong thời gian sàng lọc trước tiêm và theo dõi 60 phút sau tiêm? (Nguyễn Kim Ngân, email: kimnvt@gmail.com)
Điều này hết sức quan trọng. Chúng ta nhớ rằng tiêm Covid-19 xảy ra đúng thời kỳ đang xảy ra dịch Covid-19 nên các tỉnh có dịch sẽ ưu tiên phân bổ nhiều vaccine hơn. Như vậy tiêm chủng tại các vùng đang có dịch sẽ nhiều nguy cơ hơn.
Chương trình tiêm chủng khuyến cáo nên giãn cách tại điểm tiêm như tổ chức tiêm tại xã, phường, sử dụng thêm hội trường lớn. Khoảng cách giữa các người tiêm cần đảm bảo 2m, điều phối hợp lý để không có tình trạng dồn ứ.
Khi đăng ký, người dân cần điền tất cả thông tin mà hệ thống yêu cầu. Khi đến điểm tiêm người tiêm không cần khai thêm bất cứ điều gì. Lúc đến điểm tiêm, bác sĩ chỉ cần hỏi thêm vài câu, đo huyết áp, nhiệt độ, nhịp tim, khám sàng lọc tình trạng sức khỏe. Từ đó bác sĩ sẽ quyết định có đủ điều kiện để tiêm hay không.
Cách làm tốt nhất là chuẩn bị mọi thứ trước khi đến điểm tiêm. Khi đi vào tiêm cần đảm bảo khoảng cách, đảm bảo không ai nói chuyện với ai. Đây là cách để không xảy ra dồn ứ, không tụ tập đông người.
9h25 Tôi tiêm mũi một là vaccine AstraZeneca. Khi đăng ký tiêm mũi hai thì bệnh viện thông báo vaccine AstraZeneca đã hết, chỉ có vaccine Pfizer. Tôi xin hỏi tiêm trộn hai mũi vaccine thì hiệu quả sinh miễn dịch, phòng Covid như thế nào, và sau tiêm có tạo ra phản ứng mạnh hơn không?
Những phản ứng đó như thế nào?
(Phạm Phương Chi, 31 tuổi, Hiệp Hòa, Bắc Giang)
Chúng ta biết rằng là, chỉ có thử nghiệm lâm sàng liên quan phối hợp Astra Zeneca và Pfizer, trong đó Pfizer là mũi hai. Nhưng thử nghiệm lâm sàng này quy mô nhỏ, vài trăm người, vì vậy thông tin đánh giá khó kết luận là đại diện cho số lượng lớn. Cũng có hiệu quả miễn dịch sau khi tiêm trộn so với 2 mũi vaccine giống nhau. Đó là lý do Bộ Y tế Việt cho phép tiêm chủng, nhưng phải xin phép người được tiêm và phải có đánh giá, báo cáo trước khi làm rộng rãi. Sau khi tiêm Pfizer ở liều hai, người ta có ghi nhận có phản ứng phụ nhiều hơn sau khi tiêm cùng loại, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê.
9h26 Trước hết, chuyên gia có thể cho biết những lưu ý trước và sau tiêm vaccine Covid-19 nói chung, như thế nào? (Thảo Nhi, 35 tuổi ở Hà Nội)
Chúng ta nhớ một điều, ta phải có tâm lý thoải mái trước khi tiêm. Tâm lý thoải mái được nghỉ, được ngủ đầy đủ sẽ giúp sinh miễn dịch tốt và giảm đi các triệu chứng bất thường, kể cả triệu chứng nặng cũng giảm đi. Nguyên nhân do tâm lý chúng ta thấy rất nhiều ở đợt tiêm đầu tiên, rất nhiều người phản ứng, trong khi vẫn vaccine đó, ở đợt sau giảm hẳn. Vì vậy việc chuẩn lý tâm lý trước khi đi tiêm rất quan trọng, có thể đợi đến khi bớt lo thì đi tiêm. Và chuẩn bị đủ giấy tờ để khai báo nhanh chóng, khai báo đầy đủ thông tin để được tư vấn kỹ lưỡng, tránh giấu thông tin để lại nguy cơ về sau. Mọi người sẽ được phát tờ hướng dẫn theo dõi sau tiêm, mọi người có thể về nhà sau 30 phút, tiếp tục theo dõi trong vòng từ 7-30 ngày, đặc biệt theo dõi sát trong vòng 3 ngày đầu. Mọi người cần tự theo dõi kỹ, thông báo cho y tế để được giúp đỡ, ghi nhận và đánh giá trường hợp của mình. Nhớ rằng không tự điều trị, cần thông báo cho y tế.
9h27 Bạn tôi hôm qua tiêm mũi 2 Pfizer sau mũi 1 là AstraZeneca, bị sưng, đau mỏi cánh tay nhiều giờ song không sốt. Không sốt có phải do vaccine không có hiệu quả? (Huỳnh Phương Thảo, 45 tuổi, TP Cần Thơ)
Điều này có thể thấy ở nhiều người khi tiêm mũi vaccine thứ hai. Thông thường, ở liều thứ nhất số người bị sốt là 50 đến 60% còn mũi hai là 20% có sốt. Điều này chứng tỏ, cơ thể đã quen với mũi vaccine rồi và vaccine mang tính đặc hiệu hơn nhưng không có nghĩa là không có sốt thì không có miễn dịch.
Dù không sốt thì mũi hai vẫn sinh hiệu quả tốt. Kết quả này đã được thử nghiệm và Viện vệ sinh dịch tễ có nghiên cứu vấn đề này nên chúng ta hoàn toàn yên tâm.
9h30 Việt Nam hiện nhập về nhiều loại vaccine Covid-19 như: AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson... Khi tiêm trộn vaccine, có quy định hai loại vaccine nào thì được tiêm trộn với nhau, hai loại nào thì không được phép tiêm trộn với nhau không, thưa bác sĩ? (Nguyễn Tuấn Anh, 29 tuổi, Đống Đa, Hà Nội)
Hiện chỉ có AstraZeneca và Pfizer được Bộ Y tế cho phép tiêm phối hợp với điều kiện vaccine AstraZeneca đang thiếu hụt thì có thể dùng Pfizer thay thế, chứ không khuyến cáo cứ mũi hai thì tiêm Pfizer. Còn hiện tại vẫn nên sử dụng hai liều vaccine cùng một loại.
9h30 Hiệu quả khi tiêm trộn và tiêm 2 mũi vaccine cùng loại khác nhau thế nào? Kháng thể đạt được sau tiêm có cao hơn với tiêm mũi 2 cùng loại không ạ?
Thử nghiệm trên nhóm nhỏ, chưa phải là lớn, có vài trăm con người, miễn dịch đạt được khi tiêm phối hợp cao hơn so với tiêm một loại. Việc này từng thấy ở vaccine Ebola, người ta suy rộng ra là có thể tiêm trộn. Tuy nhiên cần thực tế chứng minh nữa, cần thêm bằng chứng. Ta không nên chỉ dựa vào vài nghiên cứu nhỏ lẻ để kết luận cho tất cả vaccine.
9h32 Tôi được biết có nhiều trường hợp tiêm vaccine xong vẫn nhiễm Covid-19. Vậy, nếu tôi đã tiêm vaccine AstraZeneca mà vẫn bị nhiễm, thì tôi có tiêm tiếp tục vaccine của hãng khác nữa được không?
Không có vaccine nào bảo vệ tuyệt đối để phòng chống nhiễm cả. Kể cả vaccine Pfizer và Moderna, vẫn xảy ra hiện tượng nhiễm đột phá. Hệ thống y tế Mỹ đã ghi nhận hiện tượng này. Người đã tiêm đủ hai mũi vaccine nhiễm Covid-19. Ở Việt nam đã có một số trường hợp tương tự. Tuy nhiên có sự khác biệt ở người đã tiêm vaccine nhưng vẫn nhiễm bệnh. Họ không có triệu chứng và biến chứng bệnh nghiêm trọng. Những người này có biểu hiện rất nhẹ, thậm chí không biểu hiện gì và hồi phục rất nhanh. Đó chính là giá trị cốt lõi của vaccine.
Nếu không may bị Covid-19, cần giữ khoảng cách 6 tháng sau khi khỏi bệnh mới tiêm mũi vaccine tiếp theo. Điều này rất quan trọng vì nếu chỉ mắc Covid-19 mà không tiêm vaccine, kháng thể sản sinh sau mắc không quá cao. Thậm chí một số trường hợp sau khi khỏi Covid-19 không phát hiện được kháng thể. Chúng tôi vẫn khuyến cáo tiêm vaccine sau khi mắc bệnh 6 tháng.
9h33 Tôi đã tiêm đầy đủ hai mũi của vaccine Astrazeneca. Nếu tương lai tôi muốn tiêm thêm một loại vaccine khác chất lượng tốt hơn thì có được không ạ? (Nguyễn Đăng Nhân, 37 tuổi, Tân Phú, TP HCM)
Bản thân vaccine Astrazeneca được khuyến cáo là 6 tháng hoặc 9 tháng thì có thể tiêm mũi ba và hãng khác như Moderna cũng có khuyến cáo tương tự. Nhưng tất cả chỉ dừng ở khuyến cáo chứ không phải hướng dẫn cụ thể. Trong tương lai, nếu bạn muốn tiêm vaccine khác vẫn được nhưng nên chờ hướng dẫn của Bộ Y tế để có mũi vaccine phù hợp.
9h33 Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Quang Thái. Ảnh: Giang Huy
9h33 Em đã tiêm mũi 1 vaccine Astrazeneca - Nhật. Em bị khá nhiều phản ứng sau tiêm: sốt cao trên 39 độ, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, tắt mũi, bủn rủn, rét run, đi ngoài. Mũi 2 em nên tiêm tiếp Pfizer hay Astrazeneca? Cảm ơn tiến sĩ. (Nguyễn Liễu, 41 tuổi ở Văn Lâm, Hưng Yên)
Khá nhiều người khi tiêm mũi 1 có tình trạng này, nhất là người dưới 45 tuổi thì tỷ lệ phản ứng thông thường cao hơn người lớn tuổi. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, người tiêm mũi hai kể cả người sốt cao khó chịu ở mũi một thì mũi hai rất yên ổn. Do đó, chúng ta nên tiếp tục tiêm mũi Astrazeneca ở liều hai mà không băn khoăn đổi sang loại khác.
9h35 Tôi đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin Moderna và đang đợi sau 4 tuần để tiêm mũi 2. Trường hợp đến hạn tiêm mũi 2 mà không có Moderna thì tôi có thể tiêm loại nào khác không? Hay nên như thế nào nếu không có Moderna? (Phạm Mạnh Thắng, 62 tuổi ở Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội)
Hiện tại thì bên tiêm chủng chúng tôi đã có kế hoạch giữ lại một nửa vaccine Moderna dành cho mũi thứ hai. Nên bạn cứ yên tâm sẽ có mũi thứ hai, không cần lo lắng đến ngày đi tiêm thì không có mũi hai đâu.
9h39 Tôi được tiêm vaccine AstraZeneca, khoảng 2 ngày sau tiêm thì nổi nhiều đốm đỏ li ti, lúc đầu chỉ 2 tay, sau đó đến 2 chân, rồi nổi khắp người, nhưng chỉ gây ngứa, khoảng 7 ngày sau tiêm thì khỏi hoàn toàn. Tôi có đọc các phản ứng sau tiêm nói là do dị ứng thuốc. Vậy trường hợp của tôi có nghiêm trọng không? Có ảnh hưởng gì khi tôi tiêm tiếp vaccine mũi hai không, bác sĩ? Xin cám ơn! (Nguyễn Thị Thanh Thảo, 34 tuổi, ở Tân Hòa, Vĩnh Long)
Chúng tôi đã ghi nhận một số trường hợp như vậy. Cả nước đều có trường hợp thế này. Đây chỉ là tình trạng dị ứng, được xếp vào phản ứng thông thường, gặp phải ở các loại vaccine khác chúng ta đang tiêm. Ở mũi thứ hai, những người gặp triệu chứng tương tự rất ít. Những người này vẫn có thể được tiêm mũi thứ hai vaccine cùng loại nhưng ở bệnh viện. Khi tiêm, cùng lắm có chấm đỏ li ti và sẽ hết sau vài ngày.
9h40 Cụ thể hơn, một câu hỏi được rất nhiều độc giả gửi về: Xin hỏi bác sĩ, sau khi tiêm vaccine, những biểu hiện như thế nào thì cần đến ngay bệnh viện? (Lê Thị Cẩm Tú, 24 tuổi, email: tulee.9898@gmail.com)
Đầu tiên, khi bạn cảm thấy lo lắng, bất thường mà không giải thích được thì cần đến ngay viện. Đây là điều đầu tiên nghĩ đến trước khi có dấu hiệu rõ ràng. Cụ thể hơn là trường hợp phù nề, đau bụng, nhịp tim nhanh là biểu hiện sớm của phản vệ cần thông báo y tế để xử trí hoặc sốt cao nhưng dùng thuốc hạ sốt không thấy giảm hoặc một thời gian ngắn lại sốt cao cũng là trường hợp nguy hiểm cần theo dõi. Ngoài ra chúng tôi có phát tờ theo dõi sức khỏe tại nhà, nếu có biểu hiện như trong khuyến cáo thì gọi ngay cơ sở y tế để hỗ trợ.
9h43 Tôi đã tiêm vaccine AstraZeneca. Sau khi tiêm về tôi có triệu chứng ngấy sốt, lúc sốt nóng, lúc thì sốt lạnh, cặp nhiệt độ 38,6 và toàn thân đau ê ẩm. Sau một ngày triệu chứng trên hết chuyển sang trạng thái người bị tụt hơi, chân tay run. Như vậy có cần đến bệnh viện không? (Trần Mạnh Hà, 40 tuổi, TP Vinh, Nghệ An)
Ở đây chúng ta thấy rằng những trường hợp này chỉ có sốt, phản ứng thông thường, tụt hơi, chân tay run ít gặp, nhưng vẫn giới hạn thông thường theo dõi phản ứng. Những người này cần dùng thuốc hạ sốt, giảm đau. Liệu ta có cần đến bệnh viện hay không với dấu hiệu ở tụt hơi, chân tay run, thì chưa phải đến bệnh viện. Tuy nhiên, nếu có thêm dấu hiệu khác, ví dụ da tái, thở khó khăn, chúng tôi yêu cầu bạn đến ngay bệnh viện để được hỗ trợ.
9h43 Chuyên gia cho em hỏi sau khi tiêm ngừa xong, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, theo dõi thế nào cho đảm bảo an toàn và tốt nhất cho bản thân? Nhân tiện đây, bác sĩ cho hỏi hiện có hướng dẫn về theo dõi sau tiêm tại nhà phát cho tất cả người đi tiêm hay không? (Thái Đoàn, 43 tuổi, Bắc Tân Uyên, Bình Dương)
Chúng ta vận động nhẹ nhàng, không đi đá bóng. Thực tế, tiêm xong đi đá bóng đã có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra. Hạn chế vận động mạnh kể cả người khỏe mạnh, tự tin vào sức khỏe. Lưu ý nghỉ ngơi hợp lý, không nằm suốt ngày, ăn uống đầy đủ. Không vì khó chịu chán ăn mà bỏ bữa, ăn đủ chất, uống đủ nước để hạn chế tình trạng sốt và nhanh trải qua vấn đề đang gặp hơn. Nên ăn hoa quả, bổ sung vitamin.
Ngoài ra, bạn có thể tự theo dõi sau tiêm tại nhà thông qua có tờ hướng dẫn được chúng tôi gửi các điểm tiêm cho ngành y tế hoặc lấy từ trên mạng, để tự đánh giá sức khỏe bản thân và khi nào cần liên hệ y tế để xử lý nếu có biểu hiện bất thường.
9h43 Tôi muốn hỏi sau khi tiêm vaccine có được sử dụng các loại thuốc khác không, nếu được thì sau tiêm bao lâu có thể sử dụng (Nguyễn Văn Hoàng, 41 tuổi, TP HCM)
Ở đây tôi cố gắng hình dung các bạn muốn hỏi sử dụng thuốc khác so với vaccine. Nếu người đó đang có bệnh nền, ví dụ viêm gan phải dùng thuốc viêm gan, có H dùng thuốc ARV. Ta vẫn cứ dùng thuốc này, không lo việc tiêm vaccine thì phải ngừng thuốc.
9h46 Hiện tại công ty tôi có một số cán bộ nhân viên đã được tiêm mũi thứ nhất cách đây 7-8 tuần, tuy nhiên chưa được tiêm mũi thứ 2. Vậy điều này có ảnh hưởng hay làm giảm tác dụng của vaccine hay không? ( Hiền, 42 tuổi, Phú Nhuận, TP HCM)
Thực ra vaccine có thể tiêm được cách nhau từ 4 tuần, nhưng hiệu quả nhất từ 8 đến 12 tuần. Tiêm từ 12 tuần trở ra thì hiệu quả rất cao. Nếu chưa được tiêm trong 8 tuần thì có thể chờ thêm. Nếu giãn ra trong khoảng cách 12 tuần thì hiệu quả cao nhất. Điều này không chỉ áp dụng với vaccine AstraZeneca, với vaccine Pfizer, nếu giãn ra 12 tuần thì hiệu quả vẫn cao hơn.
9h48 Tôi có đọc hướng dẫn thì thấy người bị dị ứng không nên tiêm vaccine. Xin cho hỏi tôi có cơ địa dị ứng khi ăn các đồ ăn như tôm cua thì có được tiêm vaccine không? Cần lưu ý gì khi tiêm? (Nguyễn Hồng Hà, 40 tuổi, Đống Đa, Hà Nội
Thực ra chống chỉ định với vaccine Covid-19 với trường hợp phản vệ còn dị ứng có thể cân nhắc, thận trọng và tiêm ở bệnh viện để xử lý tốt hơn. Trường hợp dị ứng tôm cua cá không có trong chất thuộc về vaccine nên không quá lo lắng. Có nhiều người dị ứng thời tiết, tôm cua cá hay một số loại khác thì tôi khuyên tiêm sớm và hầu hết không có trường hợp nào bất thường.
9h50 Em vừa tiêm một loại vaccine khác, cụ thể là vaccine trước khi mang thai. Nhân viên y tế tư vấn là sau ít nhất 15 ngày mới được tiêm vaccine Covid-19. Vậy trong trường hợp em tiêm vaccine Covid-19n sớm hơn 15 ngày thì có ảnh hưởng gì không? (Nguyễn Phương Thảo, 27 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội)
Ở đây tôi thấy phụ nữ mang thai hoặc chuẩn bị mang thai cần phải tiêm vaccine. Nhưng chưa có nghiên cứu nào về việc phối hợp vaccine với vaccine Covid-19. Vì vậy, chuyên gia khuyến cáo mọi người đợi 14 ngày kể từ mũi vaccine Covid-19 cuối cùng thì tiêm vaccine khác.
9h52 Em chào Tiến sĩ! Cho em hỏi về trường hợp em đã tiêm chủng vaccine AstraZeneca ngày 5/7, tuy nhiên từ ngày 28/7 thì em bắt đầu đau thắt tức ngực kèm đau ở vai, cổ nhưng không có các dấu hiệu ho, khó thở. Em đã test nhanh 2 lần và đều cho kết quả âm tính. Tiến sĩ có thể tư vấn giúp em về triệu chứng trên có phải là tác dụng phụ do tiêm vắc xin không ạ? và cách xử lý như thế nào ạ? Em xin cảm ơn Tiến sĩ! ( Nhật Khoa, 31 tuổi, TP HCM)
Trường hợp của bạn là nhóm tăng nhạy cảm đau sau khi tiêm. Bình thường chúng ta sẽ có những cảm giác đau cơ thể tự giải quyết, rất thoáng qua, nhiều người không biết. Sau khi tiêm, sự nhạy cảm với đau tăng lên. Nhiều người đau khi dơ tay, thay đổi tư thế, xoay người, đau vùng ngực vùng ức. Nhưng đây chỉ là tăng nhạy cảm đau, không nguy hiểm. Những cảm giác này sẽ hết sau khoảng hai hoặc ba ngày. Một số người hết sau khoảng 5 đến 6 ngày, tùy cơ thể từng người.
9h54 Mẹ tôi 70 tuổi có các bệnh nền: tiền sử đột quỵ xuất huyết não, cao huyết áp, tiểu đường, hen suyễn, viêm xoang mạn tính đang điều trị ổn định, không có tiền sử dị ứng gì. Xin hỏi có chích vaccine được không, nếu chích thì cần lưu ý gì? (Nguyễn Kim Cương, 50 tuổi, Bình Chánh, TP HCM)
Tuy nhiên những người bệnh lý nền như vậy càng nên được tiêm, tiêm sớm tại bệnh, có cơ hội theo dõi sức khỏe tốt hơn, đảm bảo an toàn cho người được tiêm.
9h55 Mẹ tôi từng bị tụt huyết áp, lạnh, mạch yếu, mất tri giác tạm thời sau tiêm thuốc mê cách đây 30 năm. Như vậy có tính là có tiền sử phản vệ không, có tiêm vaccine Covid-19 được không thưa bác sĩ? (Thanh Hải, 51 tuổi, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội)
Tình huống này sốc phản vệ liên quan đến thuốc mê hoặc thuốc tê được xếp vào nhóm chống chỉ định với vaccine Covid-19. Vì theo quy định của Bộ Y tế quy định người bị sốc phản vệ độ 2 trở lên sẽ chống chỉ định tiêm. Tuy nhiên, trong trường hợp này, thế giới ghi nhận nếu không phản vệ với thành phần của vaccine thì vẫn tiêm được. Như thuốc tê và thuốc mê thì vẫn có thể tiêm. Nhưng tôi khuyến cáo nên tạm dừng để chờ hướng dẫn bổ sung, đảm bảo tính an toàn.
9h56 Ba tôi có trong danh sách chuẩn bị tiêm chủng. Tuy nhiên cách đây 3 năm ba tôi có đặt 3 stent tim và đang duy trì uống thuốc hàng ngày, tôi muốn hỏi ba tôi có đủ điều kiện tiêm vaccine không và nếu tiêm thì có rủi ro gì không?
Trước đây, trong hướng dẫn cũ, những trường hợp như vậy sẽ trì hoãn tiêm chủng. Song theo hướng dẫn mới, những trường hợp như vậy càng phải được tiêm. Chúng ta cần nhớ những người đang có nhiều bệnh lý nền như vậy rất cần được tiêm vaccine và theo dõi kỹ tại bệnh viện. Những trường hợp thế này nếu bỏ qua thì rất nguy cơ.
9h57 Lời khuyên nào của bác sĩ đối với cộng đồng để đảm bảo an toàn tiêm chủng Covid-19 và sớm đạt miễn dịch cộng đồng?
Vaccine nào khi về đến Việt Nam, đều được Bộ Y tế cân nhắc hết sức kỹ càng, được kiểm duyệt kỹ về mặt chất lượng, và được theo dõi hết sức thận trọng. Hai là, ta có vaccine nào thì ta dùng vaccine đó. Dù có tiêm vaccine, vẫn phải đảm bảo 5K, giãn cách, vì người tiêm vaccine được bảo vệ rồi, còn người chưa tiêm chưa được bảo vệ. Người tiêm rồi vẫn có thể bị nhiễm, vì vậy ngoài phòng vệ cho bản thân, thì phải phòng vệ cho cả cộng đồng.
Và càng nhanh được tiêm, thì càng nhanh đạt miễn dịch cộng đồng, sẽ càng nhanh quay về bình thường, quay lại sản xuất. Không nên vì tìm mọi cách tiêm sớm vaccine mà chen ngang hay gây rối ở điểm tiêm. Bảo vệ sức khỏe bản thân, thực hiện tốt 5K, bảo vệ cộng đồng để nhanh chóng trở về trạng thái bình thường mới.