Phản ứng sau tiêm chủng vắc xin (vero cell) bất hoạt của Sinopharm

  • 08/08/2021

Phản ứng sau tiêm chủng:

Các biến cố bất lợi ghi nhận được hầu hết là nhẹ đến trung bình và tồn tại trong thời gian ngắn
  • Phản ứng tại chỗ tiêm

Rất phổ biến (≥1 / 10):

+ Đau ở chỗ tiêm

Không ph biến (≥1 / 1000 đến <1/100):

+ Đỏ, sưng, cứng, ngứa

  • Phản ứng toàn thân

Rất phổ biến (≥1 / 10):

+ Đau đầu

Phổ biến (≥1 / 100 đến <1/10):

+ Sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, ho, khó thở, buồn nôn, tiêu chảy

+ Ngứa

Không ph biến (≥1 /1.000 đến <1/100):

+ Chóng mặt, chán ăn, đau hầu họng, khó nuốt, chảy nước mũi

+ Táo bón, quá mẫn cảm

Hiếm gặp (≥1/10 000 đến <1/1 000):

+ Hôn mê, buồn ngủ, khó ngủ, hắt hơi, viêm mũi họng,

+ Nghẹt mũi, khô họng, cúm, giảm cảm, đau chân tay, đánh trống ngực,

+ Đau bụng, phát ban, niêm mạc da bất thường, mụn trứng cá, bệnh nhãn khoa, tai

+ Khó chịu, nổi hạch

Rất hiếm (<1/10 000):

+ Ớn lạnh, rối loạn chức năng vị giác, mất vị giác, dị cảm, run, rối loạn chú ý,

+ Chảy máu cam, hen suyễn, kích ứng cổ họng, viêm amidan, khó chịu, cổ đau, đau hàm, u cổ, loét miệng, đau răng, rối loạn thực quản,

+ Viêm dạ dày, đổi màu phân, bệnh nhãn khoa, mờ mắt, kích ứng mắt,

+ Đau tai, căng thẳng, tăng huyết áp, hạ huyết áp, tiểu tiện không tự chủ, chậm kinh nguyệt

Không đủ thông tin (không thể ước tính từ dữ liệu sẵn):

+ Phản ứng phản vệ

Các đối tượng cần thận trọng, phải khám sàng lọc kỹ và tiêm chủng trong bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu:

+ Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.

+ Người có độ tuổi ≥65 tuổi.

+ Người có bệnh nền, mãn tính được điều trị ổn định.

+ Người  có  tiền  sử  rối  loạn  đông  máu/cầm  máu  hoặc  đang  dùng  thuốc  chống đông.

+ Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:

  • Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút
  • Huyết áp: Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg
  • Huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg
  • Nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94% (nếu có)

+ Có dấu hiệu bất thường khi nghe tim phổi

+ Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

Đến ngay bệnh viện/cơ s y tế khi thấy  một trong các dấu hiệu sau:

  • Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;
  • Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;
  • Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;
  • Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;
  • Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất;
  • Đường tiêu hóa dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;
  • Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái;
  • Toàn thân:

Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường.

Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn. Sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.

u ý:

  • Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
  • Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng.
  • Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.
  • Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.
  • Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có:

Sốt  dưới  38,5  độC:  Cởi  bớt,  nới  lỏng  quần  áo,  chườm/lau  bằng  khăn  ấm  tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụ ng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.


Nguồn: Sổ tay hướng dẫn thực hành tiêm chủng vắc xin phòng covid-19, Chương trình Tiêm chủng Quốc gia